Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần qua
Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần qua
Tuần này sẽ sẽ diễn ra các kỳ họp của những ngân hàng trung ương ‘nặng ký’, từ Mỹ, Anh đến Thụy Sĩ, Na Uy và Mexico, về quyết định lãi suất. Thị trường tài chính sẽ diễn biến ra sao sau khi cả USD, vàng và USD đều biến động như tàu lượn trong tuần qua?
Dưới đây là những sự kiện tài chính quan trọng trên thế giới sẽ diễn ra trong tuần 18-22/3:
1/ Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ thay đổi lãi suất?
Cuộc họp chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ bắt đầu vào thứ Hai (18/3) và diễn ra trong 2 ngày. Thị trường đã nhiều lần dự đoán BoJ sẽ kết thúc lãi suất âm và xem xét lại chương trình kích thích khổng lồ của mình, nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Nhưng lần này, sau sự kiện kết quả đàm phán lương của Japan Inc là lương của người lao động được tăng mạnh thì nhiều người bắt đầu tin rằng thời điểm đó đã đến.
Những bình luận gần đây từ các quan chức BOJ, bao gồm cả Thống đốc Kazuo Ueda, dường như cũng báo hiệu sự kết thúc của chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo trong nhiều năm, kể cả khi điều đó không xảy ra vào tháng 3.
Thị trường nhìn chung dự đoán BOJ sẽ thay đổi lãi suất vào tháng Sáu. Các nhà đầu tư đã được hưởng lợi từ việc bán trái phiếu ngắn hạn vì lãi suất tiền gửi của ngân hàng trung ương tăng sẽ khiến dòng tiền nhanh chóng bị rút khỏi trái phiếu để chuyển thành tiền mặt. Nhưng đó mới chỉ là dự đoán, kết quả vẫn phải chờ thời gian trả lời.
2/ Kinh tế Mỹ có tăng trưởng bền vững?
Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thứ Tư (20/3) sẽ tập trung vào việc đánh giá quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về thời điểm cắt giảm lãi suất, khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ và khả năng lạm phát quay trở lại.
Dữ liệu việc làm và lạm phát mạnh mẽ đã khiến thị trường thay đổi nhận định về việc các nhà hoạch định chính sách sẽ hạ lãi suất bao nhiêu trong năm nay. Fed Funds Futures hiện dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất tổng cộng 80 điểm cơ bản trong năm 2024, thấp hơn mức 150 điểm dự đoán hồi tháng Giêng.
Mặc dù vậy, điều đó cũng không ngăn cản được đà tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ, đã đưa S&P 500 đạt kỷ lục mới trong năm nay. Tuy nhiên, quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt của ông Powell có thể khiến các nhà đầu tư chứng khoán phải tạm dừng xuống tiền.
Ngoài ra, tuần này cũng sẽ có sự kiện Hội nghị GTC 2024 do Nvidia tổ chức tại Trung tâm Hội nghị San Jose từ ngày 18 - 21.3. Dự kiến sẽ có hơn 300.000 người đăng ký tham dự trực tiếp và trực tuyến. Tại Hội nghị sẽ có bài biểu quan trọng của Giám đốc điều hành Jensen Huang. Cơn sốt do AI thúc đẩy đã giúp cổ phiếu của Nvidia tăng gần 80% tính đến thời điểm hiện tại.
3/ Ngân hàng Anh thu thập dữ liệu, Ngân hàng Thụy Sỹ có thể hạ lãi suất
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) có thể sẽ chờ đợi thêm các dữ liệu trước khi thông báo lãi suất vào thứ Năm (21/3). Họ đang cần biết rõ hơn về mức tăng trưởng tiền lương, vốn vẫn cao hơn so với ở Mỹ hoặc khu vực đồng euro.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy BoE dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm chi phí đi vay (hiện là 5,25% - mức cao nhất kể từ năm 2008) - vào tháng 8, có khả năng sau cả Fed và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
Các thị trường sẽ theo dõi bất kỳ thay đổi nào trong ngôn ngữ của các nhà hoạch định chính sách BoE về lãi suất ngân hàng (cho đến gần đây BoE vẫn sử dụng cụm từ “đang xem xét” khi nói về vấn đề này) và bất kỳ sự thay đổi nào trong kết quả bỏ phiếu của họ (trong cuộc họp tháng Hai, các nhà hoạch định chính sách BoE đã chia rẽ thành 3 phương án). Và chỉ số lạm phát của Anh công bố vào thứ Tư (20/3) có thể khiến họ suy nghĩ lại vào phút cuối.
Trong khi đó ở Thụy Sĩ, lạm phát giảm xuống mức thấp gần 2 năm rưỡi đã làm dấy lên kỳ vọng rằng Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ có thể cắt giảm lãi suất vào thứ Năm (21/3).
4/ Hoạt động kinh doanh trên toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc
Ngược lại với chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ, tăng trưởng kinh tế ở nhiều nền kinh tế lớn khác lại chậm chạp.
Một số nhà kinh tế cho rằng có quá nhiều sự bi quan trên khắp châu Âu, nơi bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với một số nước khác bởi cú sốc năng lượng - và do đó phục hồi chậm hơn. Điều đó có nghĩa là cổ phiếu châu Âu, ngay cả khi ở gần mức cao kỷ lục, vẫn bị rơi vào tình trạng giảm giá.
Chỉ số PMI hoặc số liệu hoạt động kinh doanh sơ bộ được các nền kinh tế trên toàn cầu công bố trong những ngày tới có thể xác nhận quan điểm rằng nền kinh tế toàn cầu bên ngoài Mỹ không tệ như người ta tưởng ban đầu.
Trong khi chỉ số PMI tổng hợp khu vực đồng euro tháng 2 vẫn ở dưới mốc 50, ranh giới giữa sự mở rộng và sự thu hẹp, thì chỉ số này vẫn cao hơn so với dự đoán của thị trường. PMI sản xuất của Anh, vốn bị kẹt dưới ngưỡng tăng trưởng 50 kể từ tháng 8 năm 2022, hiện đang tăng lên.
5/ USD tăng mạnh, vàng và Bitcoin giảm
USD trải qua tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 1 sau loạt dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định dù có một số điểm yếu nhỏ, dẫn tới dự đoán lãi suất cao hiện nay có thể được duy trì trong một thời gian dài hơn dự kiến hoặc số lần cắt giảm lãi suất trong năm nay sẽ ít đi.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – tăng 0,7% trong tuần qua, mức lớn nhất kể từ giữa tháng 1, kết thúc thứ Sáu ở mức 103,43, cao nhất trong hơn 1 tuần.
USD mạnh lên và giảm kỳ vọng vào việc lãi suất sắp hạ đã đẩy giá vàng giảm tuần đầu tiên trong vòng 4 tuần, vàng gio ngay giảm 0,8% xuống 2.159,99 USD/ounce vào thứ Sáu, lùi xa mức cao kỷ lục 2.194,99 USD của tuần trước.
Tiền điện tử cuối tuần qua cũng đảo chiều giảm mạnh sau khi liên tiếp lập kỷ lục cao 4 phiên liên tiếp. Từ mức kỷ lục 73.803,25 USD hôm thứ Năm, Bitcoin giảm xuống 66.629,96 USD chiều thứ Sáu.
Theo: Cafef.vn
Tin tức